Vườn Chia Sẻ

[FREE] Mẫu content facebook đa ngành và công thức viết cơ bản

Bạn cần mẫu content facebook để tham khảo và tìm ý tưởng? Bạn chưa biết bố cục content cơ bản và cách viết sao cho đúng?

Đừng lo lắng, KhanhManor chia sẻ bạn một vài mẫu content dễ áp dụng nhất cho facebook sau đây. Đặc biệt, mình cũng liệt kê một vài cấu trúc content nổi bật để bạn nắm rõ kiến thức nền tảng nhé.

1. Mẫu content facebook đa ngành – tham khảo ngay!

Các mẫu bài bên dưới là content do chính mình thực hiện ở các dự án sản xuất nội dung B2C. Do đó, mình sẽ giản lược một số thông tin nội bộ của nhãn hàng/đối tác nhằm bảo mật thông tin hợp tác. Bạn lưu ý chỉ tham khảo thôi nhé.

1.1. Mẫu Content Facebook ngành In Ấn

  • Áp dụng cho đơn vị In Ấn, thiết kế in ấn, sản xuất các ấn phẩm in ấn kèm theo.
  • Đơn hàng dịch vụ in ấn sẽ tùy theo nhu cầu KH, nên các bài đăng thường sẽ không đề cập giá cả, mà khuyến khích KH inbox/liên hệ.
mau-content-facebook
Mẫu content quảng cáo facebook cho công ty chuyên in ấn – gia công bao bì giấy.

1.2. Mẫu Content Facebook F&B

  • Áp dụng cho các đơn vị, cửa hàng kinh doanh đồ ăn, thức uống.
  • Content F&B nên ngắn gọn, súc tích và đánh trúng tâm lý, nhu cầu KH. Ngoài ra, việc nhấn mạnh các ưu đãi như giảm giá/flash deal/freeship… cũng rất cần thiết,
mau-content-facebook_1
Mẫu content quảng cáo facebook cho sản phẩm mì ý – nhắm đến đối tượng dân văn phòng.

1.3. Mẫu Content Facebook Sức khỏe

  • Áp dụng cho phòng khám, bệnh viện, doanh nghiệp cung cấp sản phẩm/dịch vụ cải thiện sức khỏe.
  • Content mang tính chia sẻ là chủ yếu, đánh trúng các chủ đề sức khỏe đang được cộng đồng quan tâm, từ đó mới tạo sự chuyển đổi. Hạn chế sử dụng từ ngữ PR giật tít, phóng đại quá mức gây tác dụng ngược.
mau-content-facebook_2
Mẫu content quảng cáo facebook cho phòng khám sức khỏe.

1.4. Mẫu Content Facebook Làm đẹp

  • Áp dụng cho DN kinh doanh mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp, TPCN làm đẹp
  • Content cần chú trọng nội dung nhấn đúng nhu cầu KH, kết hợp visual chuẩn đẹp, chân thực. Lưu ý, tình trạng PR quá mức công dụng sản phẩm đã tràn lan ở các kênh MXH, gây ái ngại cho người dùng khi mua sản phẩm.  Do đó, content cần dùng từ phù hợp, thân thiện hơn.
mau-content-facebook_3
Mẫu content quảng cáo facebook sản phẩm chăm sóc da.

1.5. Mẫu Content Facebook Dược phẩm, Thiết bị y tế

  • Áp dụng cho công ty dược phẩm, cty sản xuất thiết bị y tế, thuốc…
  • Lưu ý, hãy nghiên cứu đối tượng và nhu cầu KH kỹ lưỡng để tạo content chuyển đổi hiệu quả.
mau-content-facebook_4
Mẫu content quảng cáo facebook sản phẩm dược – thuốc nhỏ mắt.

1.6. Mẫu Content Facebook Du lịch

  • Áp dụng cho công ty, đại lý du lịch lữ hành, các điểm tham quan và khu du lịch.
  • Dịch vụ du lịch là sản phẩm mang tính vô hình nên content cần khái quát chi tiết, chính xác điểm đến. Bên cạnh đó là nên dùng hình ảnh thực tế để tạo sự tin tưởng.
mau-content-facebook_5
Mẫu content quảng cáo facebook lĩnh vực du lịch.

1.7. Mẫu Content Facebook Studio Ảnh cưới

  • Áp dụng cho các studio chuyên dịch vụ cưới, photographer chụp cưới, tiệm hoa cưới, thuê đồ cưới…
  • Đây là ngành khá đặc thù, người viết content phải sử dụng từ ngữ chắt lọc, súc tích; nên tập trung vào phong cách riêng của các đơn vị studio để tiếp cận đúng tệp KH mong muốn. Bên cạnh đó, việc cập nhật hình ảnh các đôi CDCR và bối cảnh hậu trường ở các daily post sẽ giúp nội dung fanpage phong phú hơn.
mau-content-facebook_6
Mẫu content quảng cáo facebook cho studio ảnh cưới.

1.8. Mẫu Content Facebook Thực phẩm

  • Áp dụng cho các thực phẩm tiện lợi, đồ ăn eat clean, hạt dinh dưỡng…
  • Content cần tập trung vào lợi ích sản phẩm và giải pháp mang đến cho KH. Sự hữu ích là yếu tố ưu tiên hàng đầu.
mau-content-facebook_7
Mẫu content quảng cáo facebook cho sản phẩm Ngũ cốc và hạt dinh dưỡng ăn liền.

1.9. Mẫu Content Facebook Mỹ phẩm

  • Áp dụng cho các doanh nghiệp, đại lý mỹ phẩm, sản phẩm chăm sóc cá nhân, làm đẹp.
  • Content cần sử dụng từ ngữ uyển chuyển, tiêu đề thu hút và đề cập vấn đề KH quan tâm. Cụ thể, như viết content cho mỹ phẩm cải thiện nám. Vấn đề mà người dùng “đau đáu” chính là sự mất thẩm mỹ, da thiếu sức sống… Content cần tiếp cận ở góc độ này và đưa tên sản phẩm vào làm giải pháp cho “nỗi đau thực sự” của họ. Chứ các bài đăng không nên tập trung quá vào thành phần hay phân tích công dụng một cách đơn thuần. Hãy mang đến giải pháp cho KH – đó mới là content hữu ích!
mau-content-facebook_8
Mẫu content quảng cáo facebook cho son mẹ bầu và nước tẩy trang.

2. Công thức viết content cơ bản

2.1. Công thức AIDA (Attention – Interest – Desire – Action)

  • A- Attention: Việc đầu tiên là gây sự chú ý với người đọc.
  • I- Interest: Sau đó, tạo sự thích thú cho người đọc với sản phẩm/ dịch vụ của mình.
  • D- Desire: Đánh vào nỗi đau hoặc tạo ra nhu cầu ở khách hàng.
  • A- Action: Kêu gọi mua hàng- chốt sale.

Đối với dân Marketing thì công thức viết content này được xem là cơ bản nhất. Bạn có thể áp dụng trên mọi nền tảng từ online đến offline. Trong đó, bạn sẽ thường trông thấy dạng content này tại các bài quảng cáo sản phẩm.

2.2. Công thức 4A (Aware – Attitude – Act – Act again)

Tiếp biến dựa trên mô hình AIDA, công thức này được khai thác ở các khía cạnh:

  • Aware – Nhận biết
  • Attitude – Thái độ
  • Act – Hành động
  • Act again – Lặp lại hành động

Người đọc ngày nay không còn muốn phải đọc một content nhai đi nhai lại theo nhiều góc nhìn khác nhau và khó quyết định mua hàng.

Vì vậy, hành động và lặp lại hành động là 2 điểm mấu chốt của mô hình 4A.

Thái độ của thương hiệu và Đặc điểm nhận biết của thương hiệu cũng được chú trọng nhiều hơn, giúp thương hiệu tạo ra được sắc màu riêng ấn tượng.

2.3. Công thức 5A (Awareness – Appeal – Ask – Action – Advocate)

“Cha đẻ” của marketing hiện đại – Philip Kotler – dựa trên mô hình 4A đã phát triển nên mô hình 5A. Mục đích nhằm phục vụ cho thị trường Marketing thời đại số.

Theo đó, mô hình này bao gồm 5 giai đoạn:

  • Awareness – Nhận biết
  • Appeal – Khả năng thu hút
  • Ask – Tìm hiểu
  • Action – Hành động
  • Advocate – Ủng hộ thương hiệu

Điểm khác biệt giữa mô hình 5A với AIDA hay 4A chính là: mô hình này không các bước phải diễn ra theo đúng quy trình.

Bạn có thể lược bỏ vài bước hoặc nếu cần. Có thể đi ngược lại với thứ tự AIDA, là ADIA chẳng hạn. Dù có tính linh hoạt cao ở cấu trúc bài viết, dạng bài này vẫn đảm bảo chất lượng.

Bởi trong thời đại mà hành trình khách hàng trở nên phức tạp bởi những micro moment như hiện nay, thì khách hàng có thể nhảy đến bước Act không theo quy trình nào cả. Song, để làm được như vậy, thương hiệu cần đảm bảo uy tín của sản phẩm và nội dung trung thực. Đặc biệt, bộ phận telesale phải chuẩn hóa và có chương trình hậu mãi phù hợp.

2.4. Công thức PAS (Problem – Agitate – Solve)

  • P- Problem: Đề cập đến các vấn đề, tình trạng khách hàng đang gặp phải.
  • A- Agitate: Xoáy sâu và làm trầm trọng thêm vấn đề.
  • S- Solve: Đưa ra giải pháp để giải quyết vấn đề đó chính là sản phẩm/ dịch vụ mà bạn quảng cáo.

Đây cũng là một trong những content ads phổ biến chúng ta thường hay gặp trong quảng cáo. Nổi tiếng nhất phải kể tới những quảng cáo của 2 hãng nước mắm Masan và Chinsu.

2.5. Công thức FAB (Features – Advantages – Benefits)

  • F- Features: Tính năng của sản phẩm/ dịch vụ cần quảng cáo.
  • A- Advantages: Ưu điểm vượt trội của sản phẩm/dịch vụ cần quảng cáo so với các đơn vị đối thủ.
  • B- Benefits: Những lợi ích sản phẩm/ dịch vụ quảng cáo mang lại cho khách hàng.

Trong công thức Content này thì phần trọng tâm chính là Benefits. Người viết cần tập trung vào mặt lợi ích từ sản phẩm/ dịch vụ để “hạ gục” khách hàng. Vì theo tâm lý của người mua, khi lợi ích của họ được đề cao thì họ sẽ quan tâm hơn cả.

2.6. Công thức BAB (Before – After – Bridge)

  • B- Before: Tình trạng của khách hàng trước khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.
  • A- After: Tình trạng của khách hàng sau khi sử dụng sản phẩm/ dịch vụ.
  • B- Bridge: Cầu nối của Before- After ở đây chính là sản phẩm/ dịch vụ. Điều này đưa ra nhằm nhấn mạnh lợi ích mà sản phẩm/ dịch vụ mang lại cho khách hàng.

Đây là 1 trong những công thức viết content được ứng dụng rộng rãi trên các kênh MXH. Trong đó ứng dụng phổ biến là trong các content quảng cáo mỹ phẩm, spa, dịch vụ làm tóc,…

2.7. Công thức 4P (Picture – Promise – Prove – Push)

  • P1- Picture: Là một hoặc nhiều bức ảnh thu hút sự chú ý, tò mò từ khách hàng.
  • P2- Promise: Đưa ra lời cam kết với khách hàng về sản phẩm/ dịch vụ của bạn.
  • P3- Prove: Xuất trình những dẫn chứng cụ thể để chứng minh cho lời cam kết đó.
  • P- Push: Kêu gọi mua hàng, chốt sale.

Đây là một công thức viết content đỉnh cao này được áp dụng khá nhiều trên facebook. Và bạn có thể thấy là tính tương tác của nó rất lớn.

2.8. Công thức 4C (Clear – Concise – Compelling – Credible)

  • C1- Clear: Nội dung Content Marketing phải rõ ràng.
  • C2- Concise: Thông điệp đưa ra ngắn gọn.
  • C3- Compelling: Nội dung bài viết cần có sức thuyết phục.
  • C4- Credible: Nội dung bài viết cần đưa nhiều dẫn chứng cụ thể.

Đây là công thức nói về các yếu tố cần thiết có trong một bài viết content. Dựa vào công thức này, bạn có thể kiểm tra và hiệu chỉnh bài viết đúng chuẩn hơn.

2.9. Công thức 4U (Useful – Urgent – Unique – Ultra specific)

  • U1- Useful: Hữu dụng.
  • U2- Urgent: Cấp bách.
  • U2- Unique: Độc đáo.
  • U3- Ultra-specific: Ngắn gọn.

Có thể thấy ở công thức này khá giống với 4C. Đều chỉ ra các yếu tố cần thiết trong một bài content ads. Trên thực tế, công thức này phù hợp cho các bạn sử dụng khi viết về các đề tài nóng, hot trends.

2.10. Công thức “A FOREST”

  • A- Alliteration: Sự lặp lại
  • F- Facts: Sự thật được nêu ra.
  • O-Opinions: Luận điểm và ý kiến được trình bày.
  • R- Repetition: Sự lặp lại.
  • E- Examples: Đưa ra các ví dụ, dẫn chứng cụ thể.
  • S- Statistics: Lập bảng thống kê các con số.
  • T- Threes: Lặp lại điều gì đó 3 lần nhằm tạo ấn tượng và giúp nó dễ nhớ hơn.

Công thức này thường được áp dụng để xây dựng Landingpage. Mục đích nhằm cung cấp nhiều thông tin sản phẩm hơn cho khách hàng. Qua đó, tạo sự quan tâm và chuyển đổi mục đích mua hàng về sau.

2.11. Công thức “5 Sự Cản Trở”

  • Tôi không đủ tiền.
  • Tôi không có thời gian.
  • Tôi không thích.
  • Tôi không tin.
  • Tôi không cần.

Đây thường chính là những câu trả lời của khách hàng khi được nghe giới thiệu một sản phẩm/ dịch vụ nào đó. Khi áp dụng, bài viết của bạn cần giải quyết được cả 5 câu trả lời trên.

2.12. Công thức”3 Lý Do Vì Sao”

  • Vì sao sản phẩm của bạn tốt nhất?
  • Vì sao tôi phải mua nó?
  • Vì sao tôi phải tin bạn?

Công thức này cũng tương tự như công thức 5 sự cản trở. Khi trả lời được 3 câu hỏi này, bạn sẽ có những gợi mở ý tưởng content quảng cáo. Nên hãy dành thời gian để tìm câu trả lời phù hợp, góc nhìn sáng tạo cho 3 câu hỏi này.

2.13. Công thức storytelling 3S

  • S1- Star: Nhân vật chính của câu chuyện. Nhân vật này có thể là người mua hàng, người đang dùng sản phẩm/ dịch vụ hoặc công ty của bạn.
  • S2- Story: Xây dựng lên một câu chuyện xoay quanh nhân vật chính. Với phần cao trào gây được hứng thú cho người đọc.
  • S3- Solution: Trình bày giải pháp mà nhân vật chính đã làm để giải quyết vấn đề gặp phải. Từ đó lồng ghép sản phẩm/ dịch vụ bạn cần quảng cáo vào.

Đây là một công thức viết content theo lối kể chuyện. Có nhân vật, có cốt truyện, đoạn cao trào và đoạn kết. Nhưng cần lưu ý, tất cả đều hướng đến mục đích cuối cùng là lồng ghép và giới thiệu sản phẩm/ dịch vụ vào.

14. Công thức viết content APP (Agree – Promise – Preview)

  • Agree (đồng ý): Nhận ra vấn đề của người đọc, thừa nhận và đồng ý với vấn đề đó
  • Promise (hứa): Hứa rằng sẽ giải quyết vấn đề của họ
  • Preview (xem trước): Cho họ biết nội dung bạn sẽ nhắc đến trong bài viết
  • Đây là một trong những cách hữu hiệu nhất khi bạn bí ý tưởng.

Cách viết content này được sử dụng bởi Brian Dean trong Case Study về Copywriting của anh ấy. Khi muốn áp dụng, bạn chỉ cần dựa theo logic trên là sẽ có ngay ý tưởng mới cho bài quảng cáo.

mau-content-facebook_11
Nắm vững các công thức content cơ bản sẽ giúp bạn “bật ý tưởng” vào những lúc tưởng chừng sắp đi vào ngõ cụt idea.

Các mẫu content facebook và công thức viết content cơ bản kể trên chỉ là gợi ý từ cá nhân mình. Và chúng cũng là sản phẩm đã thực hiện dựa trên thỏa thuận với đối tác. Do đó, người viết chỉ nên tham khảo và hãy chủ động sáng tạo content theo phong cách riêng. 

KhanhManor chúc bạn thành công trên con đường trở thành MỘT NGƯỜI VIẾT!!!

Nếu muốn KhanhManor cộng tác làm Content Writer cho thương hiệu của bạn, đừng ngại liên hệ để xem chúng ta có duyên không nhé!!!